[tintuc] Là thiết bị quan trọng trong việc giúp cửa cuốn đóng mở, chuyển động lên xuống. Mô tơ cửa cuốn biến chuyển động tròn của mình thành chuyển động theo phương thẳng đứng của cánh cửa. Nó có khả năng quay cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Giúp cửa có thể dễ dàng lên xuống theo yêu cầu người sử dụng.

Cửa cuốn hoạt động dựa trên nguyên lý đó là truyền chuyển động tròn của động cơ sang loại chuyển động thẳng đứng của phần thân cửa.

Cấu tạo motor cửa cuốn
Trên thị trường hiện nay đang tồn tại đến 03 loại motor cửa cuốn khác nhau (đó là motor ống, motor xích và motor tấm liền). Tuy có khác nhau về thiết kế nhưng chúng đều được cấu tạo bởi các bộ phận:
  • Phần động cơ: Động cơ của motor cửa cuốn thực ra cũng giống như hầu hết các loại motor điện khác mà thôi. Chúng được cấu tạo từ 2 bộ phận chính, đó là: Roto (còn gọi là phần quay) và Stato (còn gọi là phần đứng yên).
  • Stator thường bao gồm các cuộn dây quấn ở trên các lõi sắt, chúng được bố trí trên 1 vành tròn để tạo ra từ trường quay.
  • Rotor là bộ phận có hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép, roto của motor cửa cuốn thường có dạng lồng sóc
  • Phần phanh hãm: Bộ phận quan trọng bậc nhất của bộ phận phanh hãm chính là 2 con rơ le đóng mở để thực hiện hiệu lệnh của bộ phận điều khiển từ xa. Một rơ le cho chiều lên và 1 rơ le khác cho chiều xuống.
  • Kế đến là nam châm điện của cửa cuốn: Chúng thường được dùng để hút nhả bố thắng nối motor của cửa cuốn và bộ tời của cửa cuốn bằng xích bình thường. Khi đó, chúng luôn được nối với nhau bằng 1 chiếc lò xo khi chúng ta bắt đầu bấm cho cửa hoạt động thì khi đó, nam châm sẽ hút bố thắng rồi tiến hành nhả ra cho motor cửa cuốn chạy.
Bộ phận điều khiển khác: Khi đã nhận được yêu cầu từ bộ điều khiển, hộp điều khiển cửa cuốn sẽ tiến hành gửi tín hiệu đến đến bộ phận điều khiển của motor. Tùy thuộc vào lệnh của rơ le nào mà chúng sẽ được đóng – mở sao cho phù hợp. Tiếp đó, motor cửa cuốn sẽ được bộ phận cảm biến đổi hành trình đưa lệnh lên đến vị trí đã được chỉ định sẵn ở trên hành trình của cửa cuốn.

Bộ phận truyền động: Nhiệm vụ chủ yếu của motor cửa cuốn khi ở trong kết cấu của cửa cuốn đó chính là truyền chuyển động tròn của motor sang thành chuyển động thẳng của thân cửa, từ đó giúp cửa đóng mở theo ý muốn một cách trơn tru. Bộ phận này còn giúp truyền động lực đến phần mặt bích và từ đó quay xích kéo để giúp cho lô cuốn hoạt động.

Sơ đồ mạch điều khiển motor cửa cuốn
Mạch hộp motor cửa cuốn nhận tín hiệu bao gồm 6 dây: 2 dây đen là dây nguồn (điện áp đầu vào là 220V), dây trắng chính là dây xuống, còn dây vàng là dây đi lên, dây màu đỏ là dây lửa, dây màu xanh là dây duy trì (còn gọi là dây dừng). Mạch điện có 3 con rơ le điều khiển khi lên và xuống chính là rơ le thường mở, dây lửa và dây màu xanh được nối với nhau bằng 1 con role thường đóng.
Sơ đồ mạch điện này sử dụng phổ biến nhất là cho các loại motor AC có xích kéo ngoài. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số dòng motor có sợi dây lửa và dây dừng được nối với nhau bằng 1 con rơ le thường mở. Có thể kể đến một số dòng motor hiện nay đang sử dụng mạch điều khiển như trên: YS168L, 2200, Wintec, GP, TEC, Eurodoor, Dasanyuan, Dasanyuan,…
Chọn công suất điện motor cửa cuốn
Dựa vào từng loại cửa cuốn
Motor xích kéo cửa cuốn: Do được sử dụng nhiều với dòng cửa cuốn khe thoáng nên chúng thường được gọi tên là motor cửa cuốn khe thoáng. Cũng bởi nó có giá thành cạnh tranh hơn so với các loại motor cửa cuốn khác, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa, đặc biệt là thuận tiện trong việc bảo dưỡng về sau mặc dù đã hết thời gian bảo hành.
Motor cửa cuốn tấm liền: Dòng sản phẩm này thường sử dụng cho cửa cuốn tấm liền hay còn có tên gọi là cửa cuốn công nghệ Úc. Trước khi bạn quyết định chọn cửa cuốn tấm liền hệ tự động hay cửa cuốn tấm liền đẩy tay, các bạn phải biết được diện tích cụ thể của chiếc cửa cuốn nhà mình.
Motor ống cửa cuốn: Là loại motor đang được khách hàng hết sức ưa chuộng vì tính ổn định của nó. Sản phẩm bao gồm có  motor ống Dooya, motor ống Kato, motor ống Enginess, motor ống Ktn có công suất của motor cửa cuốn là từ 50N – 320N. Do đó, nó rất phù hợp cho những bộ cửa cuốn có khe thoáng và điện tích nhỏ.
Dựa vào công suất và diện tích của cửa cuốn
Hiện tại, motor cửa cổng cũng như diện tích của cửa ra vào thông thường có những kích thước phổ biến trong khoảng từ 8 20m2. Do đó, motor cửa cuốn cũng được phân loại một cách rõ ràng để cho phù hợp với diện tích của cửa như:
Motor cửa cuốn xích gồm có:
Motor cửa cuốn sức nâng 300kg – 400kg: 12m2 – 15m2.
Motor cửa cuốn sức nâng 500kg – 600kg: 15m2 – 20m2.
Motor cửa cuốn sức nâng 700kg – 800kg: 25m2 – 30m2.
Motor cửa cuốn sức nâng 1000kg: 30m2 – 40m2.
Motor cửa cuốn ống liền trục gồm có:
Motor cửa cuốn ống 100N sức nâng 130kg: 05m2.
Motor cửa cuốn ống 120N sức nâng 150kg: 07m2.
Motor cửa cuốn ống 140N sức nâng 180kg: 10m2.
Motor cửa cuốn ống 230N sức nâng 270kg: 14m2.
Motor cửa cuốn Dc24v có tấm liền gồm có:
Motor cửa cuốn động cơ đơn: Dưới 12 m2.
Motor cửa cuốn động cơ đôi: Trên 12m2.






[/tintuc]

cần chỉnh sửa
0931843104
TRUNG TÂM CỬA CUỐN
Chat ZALO
Chat ngay